Linux vs. Linux: distro nào cho máy để bàn?

LinuxLogoCông đoạn khó khăn nhất trong quá trình cài đặt Linux có lẽ là chọn ra bản distro phù hợp với nhu cầu của mình. Linux distro thì nhiều vô kể, nhưng giới hạn lại những bản phù hợp cho người mới “chập chững” đi theo con đường chim cánh cụt thì số lượng không nhiều. Bài viết này hi vọng sẽ điểm mặt một số “anh tài” và giúp các bạn có được chút thông tin để tìm ra bản phân phối phù hợp nhất cho chiếc máy thân yêu của mình.

Vì chúng ta sẽ chủ yếu quan tâm đến Linux cho máy để bàn (dùng cho các mục đích thông thường) nên ở đây mình sẽ chỉ so sánh 3 bản distro phổ biến là Fedora (ở đây là bản Fedora Core 6), openSuse (bản 10.2), Ubuntu (bản 7.04).

Ubuntu 7.04 FedoraCore 6 openSuse 10.2
Giới thiệu Ubuntu là bản linux phát triển nhanh nhất trong số những bản distro trên. Ra đời từ năm 2004 nhưng chỉ trong 3 năm Ubuntu đã vượt các “lão làng” như Fedora và Suse để trở thành bản phân phối linux phổ biến nhất, dễ dùng nhất. Ubuntu cũng là chủ nhân của khá nhiều giải thưởng. Phiên bản mới ra đời 6 tháng một.Phiên bản mới nhất 7.04 ra ngày 19/4. Phiên bản tiếp theo 7.10 dự kiến xuất xưởng tháng 10. Fedora là bản phân phối vô cùng đặc biệt của Redhat. Nó là bản phân phối hoàn toàn miễn phí dựa trên Redhat (từ sau Redhat Linux 9 bản phân phối cho máy cá nhân được đổi tên thành Fedora, bản chuyên nghiệp cho người dùng cao cấp vẫn giữ tên là Redhat). Fedora cung cấp những tính năng từ cơ bản tới chuyên sâu, phù hợp với mọi mục đích.Phiên bản mới nhất FC6 ra đời khoảng 1 năm trước, phiên bản Fedora 7 dự kiến ra vào tháng 5 này. SuSE là bản phân phối linux đặc biệt phổ biến ở châu Âu (nhất là các quốc gia nói tiếng Đức), gần đây được Novell mua lại. OpenSuse là một nhánh phát triển riêng của Suse. Có thể nói đây là bản chuyên dùng để “thử nghiệm” tính năng. Những gì hay và tốt, hoạt động ổn định thì sau đó được đưa vào phiên bản Enterprise với giá tầm $50.Bản openSuse 10.3 đang được phát triển và dự kiến ra mắt tháng 10 năm nay.
Giao diện Giao diện Ubuntu 7.04Giao diện trông hơi thô, chữ hơi to, màu nâu cam đặc trưng. Giao diện Fedora 7 Test 3Giao diện chuẩn, “sạch sẽ”, màu xanh dương đặc trưng. Cho ai thích sự giản dị 🙂 . Giao diện openSuse 10.3 BetaGiao diện bóng bẩy, đẹp, màu chủ đạo: xanh dương.
Các bạn chú ý là các giao diện trên chỉ là giao diện mặc định, thực tế việc thay đổi giao diện sau khi cài đặt rất dễ dàng nên đây không phải vấn đề lớn 😀
Cấu hình tối thiểu
  • 256MB ram
  • Ổ cứng trống trên 2GB
  • Vi xử lý 400Mhz trở lên
  • 192MB ram
  • Ổ cứng trống trên 1GB
  • Vi xử lý 400Mhz trở lên
  • 192MB ram
  • Ổ cứng trống trên 1GB
Dạng phân phối 1 đĩa CD vừa là LiveCD vừa là CD cài đặt. Chạy Linux từ LiveCD để kiểm tra, nếu thấy được thì cài đặt lên máy. Ngoài những phần mềm mặc định ra thì tất cả nhưng phần mềm khác phải tải xuống từ mạng khi cài. Không phù hợp cho người không kết nối mạng. Bản phân phối gồm một bộ 5 đến 6 CD hoặc 1 DVD, chứa tất cả những phần mềm có thể cài. Không cần kết nối mạng khi cài phần mềm mới, nhược điểm: phần mềm thường không phải là bản mới nhất. Phù hợp cho ai không muốn “đốt tiền” mạng.
Hình thức cài đặt Cài đặt trong giao diện đồ hoạ. Tốc độ khá nhanh (giống kiểu ghi ảnh đĩa sẵn có lên máy), có thể phải tải xuống các gói phần mềm hỗ trợ ngôn ngữ nếu chọn ngôn ngữ khác tiếng Anh. Không thể tùy chọn phần mềm khi cài. Cài đặt trong giao diện đồ họa hoặc văn bản. Quá trình có thể nhanh hay lâu tùy theo số lượng phần mềm muốn cài đặt. Có nhiều lựa chọn cho việc cài đặt nhưng nói chung nếu là “người mới” thì không nên cố tinh chỉnh tùy chọn làm gì.
“Dễ dàng” với Windows Dễ dàng cài đặt thêm các codec cho định dạng âm thanh trên Windows như mp3, wma, wmv… Hỗ trợ mặc định NTFS (chỉ đọc), có thể dễ dàng cài thêm hỗ trợ ghi cho NTFS. Phiên bản từ FC6 trở về trước mặc định “cấm” tất cả nhưng gì không “miễn phí” như NTFS, wma, mp3… cài đặt thêm được nhưng sẽ tốn công. Phiên bản mới Fedora 7 dự kiến sẽ thay đổi 🙂 Hỗ trợ tốt cho tất cả 🙂 . Có thể bạn đã từng nghe đến “hợp đồng tai tiếng” của Novell với Microsoft về việc hỗ trợ công nghệ của MS trong Linux (mà ở đây là suse).
Tính ổn định và bảo mật Rất ổn định (do dựa trên Debian). Không có phần mềm phụ trợ nào được cài đặt mặc định cho bảo mật. Ổn định. Có SELinux giúp tăng tính bảo mật. Khá ổn định. Gói phần mềm AppArmor của Novell từng được nhận giải thưởng cho gói phần mềm bảo mật xuất sắc.
Trang chủ www.ubuntu.com http://fedoraproject.org http://opensuse.org

Trên đây là những thông tin sơ lược về 3 bản distro phổ biến để các bạn tùy ý mà lựa chọn. Nếu là người mới dùng Linux, không có nhu cầu đặc biệt và có nối mạng thì nên chọn Ubuntu. Nếu bạn ngại việc tải xuống phần mềm và muốn có nhiều tùy chọn hơn cho mình thì chọn Fedora hoặc OpenSuse (cái này cũng phù hợp hơn cho lập trình viên vì các gói hỗ trợ cho phát triển phần mềm đều được kèm sẵn trong đĩa). Quyết định cuối cùng vẫn là của bạn!

15 bình luận về “Linux vs. Linux: distro nào cho máy để bàn?

  1. Ubuntu cũng dựa trên Debian nhưng ubuntu nói chung là được nhiều người dùng hơn 🙂
    Nói chung không có gì khác nhau nhiều đâu. Linux thì thích bản nào dùng bản ấy ý mà. Bản nào chả thế!

  2. Tôi đang tập tễnh nhảy qua Linux và có thử vài distros khác nhau như Ubuntu, Mandriva (Mandrake), OpenSUSE, v.v…. Đứng từ góc cạnh của người sử dụng Windows tôi thấy các distros cần phải cải tiến nhiều hơn nữa về chương trình cài đặt. Không gì thất vọng hơn là cài đặt xong thì khám phá ra distro đó không nhận diện được sound card, network card, video card, v.v… hoặc nhận diện không chính xác. Video card của tôi là 1280×800 mà tất cả distro đều chỉ hiển thị 1028×768. Đến đó rồi tôi phải mò mẫm đi tìm câu trả lời trên mạng. Đó là tôi thuộc diện sử dụng Windows khá rành, không ngại mò mẫm, biết cách đi tìm câu trả lời, đi hỏi cầu cứu. Còn đại đa số người dụng ở cấp trung bình gặp phải những vấn đề nói trên thì họ chỉ có nước bỏ cuộc.

    Cho đến khi nào mà quá trình cài đặt của các Linux distro có khả năng tương đương với Windows, hoặc tạo sự dễ dàng để đi tìm đúng driver và cập nhật driver thì lúc đó tôi cho rằng Linux sẽ bước qua giai đoạn kế tiếp để cạnh tranh với Windows ở những khía cạnh khác về phần mềm ứng dụng, cách sử dụng thân thiện (user-friendy), mức độ bền (reliability), v.v… và v.v….

  3. bạn cho mình hỏi rằng khi xài linux thì nó có cho phép mình cài game và chạy thẳng như windows hay là phải thông qua một phần mềm riêng để chạy game như Mac OS X?
    -có được phép thay đổi giao diện như windows?

  4. Game cho Linux vẫn là thứ… thiếu thốn nhất. Chỉ có một số game dựa trên openGL (Linux chỉ hỗ trợ openGL do đây là chuẩn mở) là có bản cho Linux nhưng cũng không thể kiếm được ở Việt Nam (nhất là với giá 8k/đĩa CD 😉 ). Nguyên nhân chủ yếu là do vấn đề bản quyền công nghệ DirectX thuộc về MS mà hơn nửa số Game 3D đang sử dụng. Tuy nhiên cũng có thể chạy Game trên Linux thông qua phần mềm giả lập (tiếc là phần giả lập không miễn phí). Hiện nay bạn có thể chơi hầu hết game DirectX8 và X9 trên Linux thông qua Cedega, phần mềm giả lập với phí khoảng $5/tháng.
    Cũng có khá nhiều trò chơi miễn phí trên Linux (2D và 3D) khá hấp dẫn, mình cũng đang định viết bài giới thiệu nhưng chưa có dịp.
    Thay đổi giao diện cho Linux là chuyện vô cùng đơn giản. Bạn có thể chỉnh sửa để khiên Linux giống hệt Vista (cùng hiệu ứng) hoặc chả khác gì MacOS. Tuy nhiên như thế cũng chỉ để chứng minh khả năng Linux chứ không phải để chê giao diện Linux không đẹp bằng Windows 😉 .

  5. Không biết có bản Ubuntu được edit dành riêng cho người dùng Việt Nam không, Linux thì chỉ khó ở chỗ chả biết gõ lệnh gì, mỗi distro hình như mỗi lệnh khác à? Sao không chơi giao diện đồ hoạ hết nhỉ? Có lẽ gõ thì pro hơn? Tuy nhiên, nếu có tài liệu tiếng Việt chi tiết về Ubuntu thì hay quá!

  6. Ubuntu thì có hỗ trợ giao diện tiếng Việt, chắc khá hơn Windows tiếng Việt. Tất cả các lệnh trên các distro đều được thống nhất, giống hệt nhau. Không những thế tập lệnh này cũng có thể coi là tập lệnh chuẩn cho không chỉ các hệ Linux mà cả Unix, Solaris, MacOS…
    Trên Linux thì giao diện đồ hoạ dùng chủ yếu là với “người bình thường”. Tuy nhiên nếu nắm được dòng lệnh và sử dụng thành thạo thì sẽ thấy dùng dòng lệnh nhanh và tiện hơn nhiều.
    Tài liệu Linux ở Việt Nam giờ chỉ có về Redhat là chủ yếu, rất khó kiếm tài liệu Ubuntu tiếng Việt, tiếng Anh thì có nhiều 🙂 .

  7. Theo tôi thì các hệ điều hành Linux desktop dành cho người mới bắt đầu là các bản : Ubuntu/Kubuntu, PCLinuxOS (họ hàng với Mandrake), Open SUSE, Fedora Core.

    Ubuntu thì quả hay rồi, nhưng PCLinuxOS cũng là một gương mặt mới rất chú ý, từ nay bạn có thể quên Mandrake đi được rồi! . Còn Open SUSE thì cũng khá lắm chỉ là ít phổ biến hơn Ubuntu với lại FC thôi.
    Ngoài ra Há Cảo (hacao.com) cũng là một chọn lựa khá thú vị, nhất là khi cài lên laptop rồi chiếu slide lòe bọn nước ngoài ^^ .

    P/S: Bạn gì nói về vụ 1200×1080 là hơi harsh rồi, độ phân giải màn hình đâu phải là 1 số cố định của card VGA, nên chẳng thể bảo “1200×1080 là nhận diện đúng, còn 1024×768 là nhận diện sai” .
    Thực ra nguyên nhân là độ phân giải 1024×768 phổ biến nhất hiện nay , và Linux sẵn sàng để cài trên các máy cấu hình yếu, nên nhà SX thường cấu hình mặc định cho Linux nhận độ phân giải 800×600 hoặc 1024×768 khi mới cài xong; còn sau đó thì ai thích chỉnh bao nhiêu thì chỉnh, miễn là trong khoảng giới hạn của VGA card.

    Còn vụ chơi game trên Win thì ngoài Cedega còn có WINE và CrossOverOffice nữa ^^

  8. Tại sao khi cài xong Fedora core 6 thì nó không nhận diện được màn hình ? em cài xong thì nó báo lỗi không nhận diện đựoc màn hình , rồi nó báo lỗi x server gì gì đó ? Bác nào có cách khắc phục xin chỉ giùm em .
    Note :cái cấu hình máy em như vầy : Winxp sp2 , pen 4, chipset intel , mainboard 82845g , card 64 mb onboard , ram 256 .Caif xong thì nó xuất hiện cái lỗi trên

  9. Bạn thử post đầy đủ lỗi ra có thể mình còn kiếm được chứ mình không xài Fedora nên cũng không hình dung ra nó lỗi gì.
    Bạn thử xài lệnh
    dpkg-reconfigure xserver-xorg thử xem rồi cài đặt theo đúng thông số máy của mình. Vấn đề card màn hình gặp nhiều chứ chưa gặp vấn đề về màn hình

  10. >mấy đứa bạn mình đang dùng Debian, Debian có điểm gì khác với >Ubuntu ?
    Ubuntu là Debian based, đơn giản vậy thôi. Tải cái DVD 4.0 stable về cài một hồi là biết liền.

  11. * Vi xử lý 400Mhz trở lên
    * 192MB ram
    * Ổ cứng trống trên 1GB
    Bạn ơi

    Cái thông tin về cấu hình tối thiểu cho Fedora 7 bạn lấy ở đâu vậy???????????
    Hình như phải nhiều hơn chứ
    Máy mình 32bit trên trang chủ của Fedora mình không tìm được bộ cài tương ứng? Chỉ dùm mình với

Gửi phản hồi cho dusyBee Hủy trả lời